KIỂM NGHIỆM KIM LOẠI NẶNG

Công ty CP Khoa học Công nghệ Sắc ký Tiên Phong
  Hotline: 0901 33 88 27 / 0901 33 66 27

    KIỂM NGHIỆM KIM LOẠI NẶNG – HEAVY METALS

    Tại Việt Nam, kiểm nghiệm kim loại nặng – heavy metals được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật QCVN 8-2:2011/BYT hoặc quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

    Tìm hiểu về kim loại nặng trong thực phẩm và sự cần thiết của việc kiểm nghiệm kim loại nặng

    Kim loại nặng trong thực phẩm là gì?

    Kim loại nặng là những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng độ thấp và nó trở nên độc hại với môi trường và cơ thể khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

    Kim loại nặng phân bố rộng rãi trên vỏ trái đất, có mặt khắp nơi trong môi trường. Chúng được phong hóa từ các dạng đất đá tự nhiên, thường tồn tại dưới dạng các khoáng vật.

    Do các quá trình công nghiệp hóa khác nhau, kim loại nặng có thể bị phát tán vào không khí, đất trồng, nước tưới… chúng tìm đường vào chuỗi thức ăn bằng cách hấp thụ nước, đất cũng như qua các lớp trầm tích trong khí quyển và trở thành một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

    Kim loại nặng trong thực phẩm là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 tồn tại trong thực phẩm.

    Kim loại nặng khi đi vào cơ thể con người thường sẽ không bị các vi khuẩn phân hủy mà có khuynh hướng tích lũy trong cơ thể sống bằng cách xâm nhập qua đường hô hấp, thức ăn hay hấp thụ qua da. Kim loại nặng được tích tụ trong các mô theo thời gian sẽ đạt tới hàm lượng gây độc.

    Tác hại của kim loại nặng lên cơ thể con người

    Các kim loại nặng như: Chì, Cadimi, Thủy ngân, Arsen là những kim loại nặng thường tìm thấy rất nhiều trong thực phẩm. Chúng có thể được tích lũy trong cá, thức ăn biển, trái cây, rau, các loại hạt và ngũ cốc... Đặc biệt kim loại nặng còn có thể tìm thấy trong nước uống hàng ngày, chúng đi vào cơ thể con người, đào thải một cách chậm chạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

    Dưới đây là tác hại của 4 loại kim loại nặng thường gặp trong thực phẩm:

    • Chì:

    Chì có độc tính cấp tính rất thấp. Hầu hết các ảnh hưởng thiết yếu về lâu dài là độc tính thần kinh của nó đối với trẻ sơ sinh và ảnh hưởng của nó đối với mô tim mạch của người lớn và khi bị nhiễm độc chì thì rất khó chữa.

    • Cadimi:

    Cadimi chủ yếu gây độc cho thận và có thể gây khử khoáng cho xương. Năm 2009, EFSA đã hạ lượng tiêu thụ tạm có thể dung nạp hàng tuần (PTWI) xuống 2,5 µg / kg thể trọng.

    • Thủy ngân:

    Thủy ngân chủ yếu xuất hiện dưới dạng metyl thủy ngân trong cá và hải sản, do đó cực kỳ độc hại đối với hệ thần kinh. Các loại thực phẩm khác thường chứa thủy ngân vô cơ ít độc hại hơn. Năm 2004, EFSA đã cố định PTWI là 1,6 µg / kg trọng lượng cơ thể.

    • Arsen:

    Arsen có thể xuất hiện trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ, là nguyên nhân gây ung thư da, phổi và đường tiết niệu. Đặc biệt, nếu thôi nhiễm Arsen với liều lượng cao có thể gây ngộ độc chết người. Năm 2009, FSA khuyến nghị giảm mức độ phơi nhiễm arsen vô cơ.

    Ngoài 4 loại kim loại nặng kể trên, các kim loại nặng khác cũng có thể gây rối loạn hành vi của con người do tác động trực tiếp đến chức năng tư duy và thần kinh, gây độc cho các cơ quan trong cơ thể như máu, gan, thận, cơ quan sản xuất hoocmon, cơ quan sinh sản, hệ thần kinh. Gây rối loạn chức năng sinh hóa trong cơ thể, làm tăng khả năng bị dị ứng, gây biến đổi gen.

    Tại sao phải kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm?

    Với những tác động tiêu cực của kim loại nặng, gây độc hại ở mức độ cấp tính và mãn tính có thể thấy việc kiểm nghiệm kim loại nặng là vô cùng cần thiết để bảo vệ an toàn sức khỏe cho con người.

    Ngoài ra, để kiểm soát được mức độ độc hại của kim loại nặng ở giới hạn cho phép, pháp luật đã ban hành quy định về hàm lượng kim loại nặng độc hại tối đa trong thực phẩm tại quy chuẩn kỹ thuật QCVN 8-2:2011/BYT quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, đồng thời yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tiến hành kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại trước khi công bố sản phẩm ra thị trường.

    Kiểm nghiệm kim loại nặng – heavy metals tại EDC – PR Sắc Ký Tiên Phong

    Kiểm nghiệm kim loại nặng là quá trình phân tích, xét nghiệm để xác định hàm lượng các kim loại nặng có trong thực phẩm là bao nhiêu, nằm trong ngưỡng an toàn hay đang vượt ngưỡng an toàn cho phép. Từ đó làm căn cứ để cấp giấy phép công bố chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, kiểm nghiệm kim loại nặng cũng là một cách để nhận biết xem thực phẩm đang sử dụng có lợi hay có hại cho sức khỏe con người.

    EDC - PR Sắc Ký Tiên Phong là phòng thí nghiệm chuyên phân tích, kiểm nghiệm kim loại nặng – heavy metals trong thực phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT quy định 46/2007/QĐ-BYT với giới hạn phát hiện rất thấp và độ chính xác cao bằng các thiết bị phân tích hiện đại như: máy quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS), GF-AAS, CV-AAS…

    Các dịch vụ kiểm nghiệm kim loại nặng tại EDC – PR:

    • Pb
    • Cd
    • Arsen: bao gồm Arsen vô cơ và Arsen hữu cơ
    • Hg: bao gồm Methyl Thủy ngân
    • Các kim loại khác như: Cu, Fe, Zn, Mn, Ni…

    Tại sao phải kiểm nghiệm kim loại nặng tại EDC – PR Sắc Ký Tiên Phong

    EDC-PR là phòng lab có năng lực hoạt động với hơn 40 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực kiểm tra chất lượng thực phẩmhướng dẫn tự công bố chất lượng sản phẩmđào tạo phân tích kiểm nghiệmhiệu chuẩn thiết bị phòng thí nghiệm cùng với các phương tiện, thiết bị máy móc chất lượng cao phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm. EDC-PR đã và đang cung cấp dịch vụ phân tích và kiểm nghiệm kim loại nặng – heavy metas đáp ứng được nhiều quy định, quy chuẩn hiện hành trong và ngoài nước.

    Với phương châm: “Luôn tiên phong trong chất lượng dịch vụ” EDC-PR hướng tới việc phục vụ và chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp, các dịch vụ của EDC-PR luôn nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng trong đó kiểm nghiệm kim loại nặng là một trong rất nhiều dịch vụ nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

    Để biết thêm thông tin về dịch vụ kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm, vui lòng liên hệ theo thông tin sau để được tư vấn và báo giá chi tiết:

    - Công ty CP Khoa học công nghệ Sắc Ký Tiên Phong EDC-PR:

    • Phòng thí nghiệm114 Trương Văn Bang, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức, TP.HCM
    • VPĐD tại HCMTầng 5, Tòa nhà Twin Tower 11, Số 85 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
    • Website: sackytienphong.com/
    • Hotline: 0909 560 732
    • Email: edc-pr@sackytienphong.com
    Hotline: 09013388270901336627
    Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 09013388270901336627