KIỂM NGHIỆM CÁC CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM

Công ty CP Khoa học Công nghệ Sắc ký Tiên Phong
  Hotline: 0901 33 88 27 / 0901 33 66 27

    KIỂM NGHIỆM CÁC CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM

    Kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm để xác định phụ gia bổ sung vào thực phẩm có được phép sử dụng hay không, có vượt ngưỡng cho phép hay không cũng như xác định phụ gia thực phẩm có gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không?

    Các chất phụ gia trong thực phẩm là gì?

    Định nghĩa về các chất phụ gia trong thực phẩm

    Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission - CAC), các chất phụ gia trong thực phẩm một nhóm những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.

    Các chất phụ gia trong thực phẩm có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học hoặc phụ gia thực phẩm cũng có thể được tạo ra từ các loại vi sinh vật, chẳng hạn như các loại men (enzyme) để tăng thêm tính bổ dưỡng cho thực phẩm.

    Trên thực tế, các chất phụ gia trong thực phẩm thường có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào thực phẩm theo một cách chủ ý bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm với mục đích đáp ứng yêu cầu của công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến.

    Trong thực phẩm, các chất phụ gia tồn tại như một thành phần của thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép.

    Ảnh hưởng của các chất phụ gia trong thực phẩm

    Các chất phụ gia trong thực phẩm được chứng mình là có khả năng gây ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đối với con người.

    Về mặt tích cực, các chất phụ gia trong thực phẩm nếu được sử dụng đúng chủng loại và liều lượng sẽ:

    • Tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng.
    • Làm tăng giá trị dinh dưỡng.
    • Bảo quản chất lượng và giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm: giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu; tránh nấm mốc, hư hỏng;  làm chậm quá trình hư thối, phân hủy; đáp ứng các yêu cầu về thẩm mĩ để vẻ ngoài của thực phẩm trông thơm ngon, hấp dẫn hơn.
    • Duy trì độ đồng nhất: ngăn ngừa sự phân tách của các chất, bù đắp những thiếu hụt trong khẩu phần ăn cũng như sự thất thoát trong quá trình chế biến.
    • Hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm.
    • Làm tăng giá trị thương phẩm trên thị trường.

    Về mặt tiêu cực, các chất phụ gia trong thực phẩm nếu không được dùng đúng liều lượng và chủng loại, đặc biệt nếu lạm dụng phụ gia thực phẩm bằng cách cho quá nhiều hoặc sử dụng các chất phụ gia không được cho phép sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường như:

    • Ở mức độ cấp tính: gây ngộ độc thực phẩm.
    • Ở mức độ mãn tính: nếu dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục có thể làm ảnh hưởng tới vị giác, cảm thấy ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút… lâu dần sẽ có nguy cơ hình thành khối u, là nguyên nhân gây ung thư, đột biến gen hay quái thai ở thai nhi…

    Sự cần thiết của việc kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm?

    Tại sao cần phải kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm?

    Mục đích chính của việc kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm là kiểm tra xem các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm có nằm trong danh mục cho phép hay không để từ đó đánh giá chất lượng phụ gia thực phẩm; kiểm tra hàm lượng phụ gia thực phẩm cho phép và phát hiện sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục hoặc các loại hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm.

    Việc kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm là cần thiết vì trên thực tế, các chất phụ gia tự nhiên hay tổng hợp, thì đều là các chất hóa học. Do đó, nếu trong quá trình sản xuất, công đoạn tinh chế, bảo quản và sử dụng không tốt, không loại hết được các sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình tổng hợp thì rất có thể gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng.

    Theo quy định của Nhà nước, các chất phụ gia trong thực phẩm trước khi được lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải tiến hành kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm để làm thủ tục công bố tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm để được phê duyệt, cấp giấy chứng nhận công bố và cấp phép lưu hành tự do trên thị trường.

    Ngoài ra, việc sử dụng và kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm cũng phải tuân theo tỷ lệ cho phép đồng thời phải đảm bảo yêu cầu phụ gia thực phẩm không được là nguồn gốc gây ung thư cho người và qua thực nghiệm phải không được gây ung thư cho một loại vật nào đó, với bất kỳ liều lượng nào vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào.

    Quy định về kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm tại Việt Nam

    Theo quy định hiện hành, dựa theo chức năng, công dụng, tính chất… danh mục các chất phụ gia trong thực phẩm có thể sử dụng được quy định tại:

    Ngoài ra, trong thực tế, trên bao bì nhiều loại sản phẩm thường thấy ký hiệu E với cụm chữ số kèm theo (Mì chính, bột ngọt (E621); chất mầu tatrazine, mầu vàng chanh (E102); chất bảo quản sodium benzoate (E211)…) đây là mã số quốc tế để chỉ các chất phụ gia qua quy trình nghiêm ngặt đánh giá sự an toàn được Cộng đồng châu Âu (EC) và Hội đồng Khoa học về Thực phẩm (SCF) đề ra.

    Các thông tư, quyết định này quy định:

    • Các chất phụ gia trong thực phẩm được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • Các chất phụ gia trong thực phẩm phải không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.
    • Các chất phụ gia trong thực phẩm phải có tem nhãn đầy đủ đáp ứng nội dung theo quy định.
    • Việc sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm phải đảm bảo đúng đối tượng thực phẩm với liều lượng không vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

    Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thực phẩm, số lượng các chất phụ gia trong thực phẩm được sử dụng ngày càng nhiều. Theo đó, những quy định về việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm cũng liên tục thay đổi để đáp ứng yêu cầu.

    Kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm tại EDC – PR Sắc Ký Tiên Phong

    Công ty CP KHCN Sắc Ký Tiên Phong EDC – PR là phòng thí nghiệm chuyên về phân tích và kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm, cung cấp dịch vụ xác định có hay không phụ giá được bổ sung vào thực phẩm cũng như định lượng với độ chính xác cao bằng trang thiết bị hiện đại như: HPLC-UV, HPLC-FLD, GC-FID, GC-MS, IC, AAS, UV-VIS, LC-MS-MS.

    Danh sách các chất phụ gia trong thực phẩm mà EDC – PR Sắc Ký Tiên Phong có thể phân tích, kiểm nghiệm:

     

    TT

     

    Nhóm

     

    Mục đích sử dụng

    Số chất trong nhóm và các chất điển hình

     

    1

     

    Các chất điều vị

    Dùng để làm tan hay cải thiện vị của thực phẩm

    Acid glutamic, mononatri glutamate, Disodium inosinate, Disodium guanylate

     

    2

     

    Các chất bảo quản

    Dùng để cản trở sự phát triển của vi khuẩn, làm chậm hay ngừng quá trình lên men, acid hóa hay hư hại của thực phẩm

    Acid sorbic, Natri sorbat, Natri benzoate, Kali sorbate.

    3

    Các chất chống oxy hóa

    Dùng để đề phòng hay cản trở sự oxy hóa trong sản phẩm thực phẩm

    Alpha tocopherol, TBHQ, BHA, BHT

     

    4

     

    Các chất tạo ngọt

    Dùng để tạo vị ngọt cho thực phẩm

    Xylitol , Acesulfam kali, Saccharin, Aspartame, Natri cylamate

     

    5

     

    Các loại phẩm màu

     

    Dùng để tạo ra hoặc cải thiện màu sắc cho sản phẩm

    Sunset Yellow (E110)

    Tartrazin (E102)

    Ponceau 4R (E124)

    Allura Red (E129)

    Brilliant Blue (E133)

    Erythrosin (E127)


    Tại sao phải kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm tại EDC – PR Sắc Ký Tiên Phong

    EDC-PR là phòng lab có năng lực hoạt động với hơn 40 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực kiểm tra chất lượng thực phẩmhướng dẫn tự công bố chất lượng sản phẩmđào tạo phân tích kiểm nghiệmhiệu chuẩn thiết bị phòng thí nghiệm cùng với các phương tiện, thiết bị máy móc chất lượng cao phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm. EDC-PR đã và đang cung cấp dịch vụ phân tích và kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm đáp ứng được nhiều quy định, quy chuẩn quốc gia cũng như các quy đinh, quy chuẩn của thị trường quốc tế.

    Với phương châm: “Luôn tiên phong trong chất lượng dịch vụ” EDC-PR hướng tới việc phục vụ và chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp, các dịch vụ của EDC-PR luôn nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng trong đó kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm là một trong rất nhiều dịch vụ nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

    Để biết thêm thông tin về dịch vụ kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm, vui lòng liên hệ theo thông tin sau để được tư vấn và báo giá chi tiết:

    - Công ty CP Khoa học công nghệ Sắc Ký Tiên Phong EDC-PR:

    • Phòng thí nghiệm114 Trương Văn Bang, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức, TP.HCM
    • VPĐD tại HCMTầng 5, Tòa nhà Twin Tower 11, Số 85 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
    • Website: sackytienphong.com/
    • Hotline: 0909 560 732
    • Email: edc-pr@sackytienphong.com 
    Hotline: 09013388270901336627
    Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 09013388270901336627